Phun môi xong bị khô phải làm sao? 4 cách giúp bạn

21/Tháng Ba/2023

Phun môi xong bị khô không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao để đôi môi luôn căng mướt, mịn màng? Hãy cùng chuyên gia phun xăm Chance Kim giải đáp ngay sau đây.

Quý bạn đọc lưu ý: Thông tin trong bài viết được biên tập dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ chuyên gia Chance Kim, không thay thế tư vấn từ cơ sở bạn trực tiếp phun môi. Mỗi cơ sở có hướng dẫn khác nhau, bạn nên tham khảo từ cơ sở đã phun môi để có câu trả lời phù hợp.

Trân trọng!

1. Tại sao phun môi xong bị khô?

Phun môi xong bị khô là tình trạng thường gặp và không phải biểu hiện nguy hiểm, thế nên trước hết chị em không nên quá lo lắng. Da môi không giống như những vùng da khác trên cơ thể, chúng không có tuyến bã nhờn. Chính vì thế đôi môi không thể tự cấp ẩm, dễ bị khô ngay cả khi không phun môi.

Nguyên nhân khiến phun môi xong bị khô
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng phun môi xong bị khô

Phun môi xong bị khô là do quá trình kim di chuyển đưa mực vào tầng thượng bì tạo ra những tổn thương giả trên bề mặt. Sau khi se lại sẽ đóng vảy khiến đôi môi trở nên căng và khô.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến môi bị khô như:

  • Thói quen liếm môi: Đây là thói quen cần loại bỏ ngay lập tức. Bởi nước bọt sẽ khiến độ ẩm trên môi giảm sút và tình trạng khô nẻ nghiêm trọng hơn.
  • Để môi thiếu nước: Vùng da môi không có tuyến bã nhờn và không thể tự cấp ẩm. Sau phun môi kiêng uống nước (hoặc uống quá ít) sẽ làm cơ thể bị mất nước, vảy trên môi cứng, khó bong.
  • Cơ thể bị thiếu Vitamin: Phun môi xong kiêng khem quá mức sẽ làm cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B, sắt, kẽm… cũng khiến đôi môi trở nên khô nẻ hơn bình thường.
  • Do các yếu tố môi trường: Thời tiết hanh khô, không che chắn khi ra ngoài, đôi môi tiếp xúc nhiều với ánh nắng có nguy cơ bị thâm, xỉn màu và khô hơn.

2. Phun môi xong bị khô thì phải làm sao?

Bạn chỉ cần chăm sóc và dưỡng ẩm phù hợp thì tình trạng này có thể giải quyết một cách đơn giản. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc sau phun môi đến từ chuyên gia phun xăm tự nhiên.

Gợi ý một số cách để giảm thiểu tình trạng phun môi xong bị khô
Gợi ý một số cách để giảm thiểu tình trạng phun môi xong bị khô

2.1. Dưỡng ẩm môi đúng cách và thường xuyên

Đôi môi rất cần được bổ sung nguồn ẩm từ bên ngoài thông qua việc chăm sóc hàng ngày. Trong 24h đầu tiên, bạn bôi dịch chiết tế bào gốc hoặc dưỡng ẩm chuyên dụng (tùy theo phương pháp phun môi bạn chọn). Sau khi bong vảy, bạn tiếp tục sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn như vaseline, dầu dừa.

Hãy bôi dưỡng ẩm ít nhất 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối hoặc ngay khi có cảm giác môi căng và khô hơn. Lưu ý, bạn cần vệ sinh môi với nước sạch và lau khô trước khi bôi dưỡng ẩm.

Không nên sử dụng dưỡng môi chứa các thành phần hóa học. Bởi sau các tổn thương sau phun môi chưa kịp lành có thể bị kích ứng gây ngứa rát và bong tróc nhiều hơn.

2.2. Uống đủ nước, đặc biệt là thức uống giàu vitamin C

Các loại đồ uống chứa nhiều Vitamin C
Các loại đồ uống chứa nhiều Vitamin C vừa giúp bổ sung nước mà còn giúp môi lên màu đẹp

Uống đủ nước là việc làm luôn được các chuyên gia khuyến khích. Bởi khi cơ thể đủ nước thì làn da mới hạn chế được tình trạng khô rát. Bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ưu tiên bổ sung các loại nước giàu vitamin C như nước ép cam, dứa, ổi, bưởi, sinh tố trái cây… Vitamin C giúp ngăn ngừa hắc sắc tố và giúp đôi môi của bạn lên màu đẹp hơn sau khi phun.

2.3. Tránh liếm môi quá nhiều

Khi liếm môi bạn sẽ cảm thấy môi ẩm và mềm hơn. Nhưng cảm giác này chỉ là thoáng qua. Bởi nước bọt có tốc độ bay hơi nhanh hơn bình thường và chúng sẽ mang theo độ ẩm của môi. Vì thế, khi bạn liếm môi càng nhiều thì môi càng mất nước và trở nên khô hơn. Thay vì liếm môi bạn nên mang theo bên mình sản phẩm dưỡng ẩm và sử dụng ngay khi có cảm giác khô môi.

2.4. Che chắn môi cẩn thận khi ra ngoài

Tia UV trong ánh nắng có chứa nhiều melamin và các tác nhân không tốt cho môi mới phun. Những tác nhân này không chỉ khiến môi bạn trở nên khô, mà còn ảnh hưởng tới việc lên màu, thậm chí là gây thâm sạm cho môi. Chính vì vậy, sau phun môi bạn nên che chắn cẩn thận khi cần ra ngoài trời; tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng một thời gian.

3. Cách phòng tránh phun môi xong bị khô

Để hạn chế tình trạng phun môi xong bị khô, bạn hãy lưu ý:

  • Trước khi đi phun môi, bạn chú ý việc dưỡng ẩm để đôi môi mềm mại, giảm tình trạng bong tróc. Quá trình phun môi mực sẽ xuống đều hơn, giảm cảm giác đau và lên màu đẹp hơn sau khi phun.
  • Nên lựa chọn địa chỉ phun môi uy tín với đội ngũ chuyên viên am hiểu về cấu trúc da và nhiều năm kinh nghiệm. Chuyên viên sẽ tư vấn kỹ lưỡng trước và sau phun môi, hạn chế tính trạng khô và có kết quả ưng ý.
Chuyên gia Chance Kim đang phun môi cho khách hàng
Chọn lựa địa điểm phun môi uy tín cũng là một cách giảm thiểu tình trạng môi khô sau phun

Phun môi tự nhiên Chance Kim sử dụng công nghệ hiện đại với đầu kim siêu vi (0,02mm) hạn chế tối đa tổn thương, giúp vảy mỏng – mảnh – dễ bong. Đặc biệt, Chance Kim có dưỡng chất dịch chiết tế bào gốc lành tính giúp tái tạo da môi căng bóng mềm mịn, giảm thiểu tình trạng phun môi xong bị khô. Việc phun môi giờ đây đã trở nên nhẹ nhàng hơn, không cần kiêng khem vất vả như trước.





    Đánh giá
    Chia sẻ bình luận của bạn về bài viết này
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tin tức sự kiện
    30 Th5
    thumb cham soc moi sau phun
    Hướng dẫn chăm sóc môi sau phun để lên màu đẹp nhất
    29 Th5
    thumb phun moi collagen
    Phun môi collagen: Ưu, nhược điểm và bảng màu mới nhất
    29 Th5
    thumb sau phun moi nen boi gi
    Sau phun môi nên bôi gì nhanh bong, lên màu ĐẸP
    28 Th5
    thumb phun moi collagen mau nao dep nhat
    Phun môi collagen màu nào đẹp? Những lưu ý để chọn màu đẹp nhất
    27 Th5
    thumb quy trinh phun moi collagen
    [Chi tiết] Quy trình phun môi collagen – Thời gian thực hiện
    26 Th5
    thumb phun moi collagen phun moi pha le
    [So sánh] Phun môi pha lê và phun môi Collagen – Nên chọn loại nào?